Các phương pháp khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động sở hữu tài sản, vốn là nguồn lực để thực hiện kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế. Tài sản doanh nghiệp được chia thành nhiều loại: tài sản ngắn hạn và dài hạn, vô hình và hữu hình, tài sản cố định, các khoản thu tài chính… 

Khấu hao tài sản cố định là phần quan trọng, trước khi hạch toán tài chính tổng hợp, đánh giá hiệu quả kinh doanh. Phần mềm kế toán dùng cho nhiều doanh nghiệp có tính năng khấu hao tài sản cố định. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp khấu TSCĐ để có đánh giá khách quan về phát triển kinh tế. Tổng hợp các giải pháp khấu hao TSCĐ dưới đây sẽ hữu ích cho kế toán viên quan tâm.

Vì sao cần thực hiện khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp?

Doanh nghiệp sở hữu tài sản cố định có thể ở dạng hữu hình hoặc vô hình. Cụ thể như: nhà máy, máy móc, nhà xưởng, tư liệu sản xuất, phương tiện vận tải, bằng sáng chế, phát minh, công thức… Thực hiện khấu hao tài sản cố định cho doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, bởi:

  • Tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại lợi nhuận cần được tính vào chi phí kinh doanh, sản xuất. Tính khấu hao giúp doanh nghiệp tính toán giá thành, chi phí sản xuất chính xác nhất. 
  • Tính khấu hao TSCĐ giúp doanh nghiệp tái tạo lại số vốn sản xuất. Giá trị sản phẩm hao mòn sẽ được chuyển vào giá trị hàng hóa, giúp định giá hàng hóa chính xác. Từ đó giúp doanh nghiệp lập được quỹ để bảo dưỡng, thay mới định kỳ, liên tục để đảm bảo sản xuất ổn định.
  • Tính khấu hao TSCĐ giúp doanh nghiệp có cái nhìn trực quan về giá trị thực của tài sản, xác định lãi ròng chính xác mà doanh nghiệp đang có được. 

Các phương pháp khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp

Mỗi loại tài sản cố định sẽ có quy định về thời gian tính khấu hao riêng. Kế toán viên cần nắm rõ và phân loại hàng hóa cụ thể để xác định mức khấu hao phù hợp. Căn cứ theo thông tư 45/2013/TT-BTC, phương pháp khấu hao hiện đang được áp dụng chủ yếu bao gồm:

  • Phương pháp khấu hao đường thẳng: Cách tính khấu hao theo từng năm sử dụng, chi phí được phân bố đều đặn theo từng năm. Cách tính khấu hao này dễ thực hiện nhưng độ chính xác không cao theo từng năm. Công thức: Mức trích khấu hao theo năm = đơn giá TSCĐ/thời gian trích khấu hao.
  • Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: giải pháp được áp dụng cho các doanh nghiệp công nghệ, đòi hỏi sự thay đổi và phát triển nhanh. Áp dụng công thức: Chi phí khấu hao hàng năm = giá trị còn lại của TSCĐ x tỷ lệ khấu hao nhanh. Trong đó, tỷ lệ khấu hao nhanh = tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng x tỷ lệ điều chỉnh. Phương pháp tính khấu hao này khá phức tạp nhưng độ chính xác cao hơn.
  • Phương pháp khấu hao theo số lượng và khối lượng sản phẩm: Giải pháp giúp doanh nghiệp phân bổ số tiền khấu hao hợp lý. Xác định tổng khối lượng sản phẩm theo tình hình sản xuất để tính khấu hao TSCĐ thực tế theo từng năm. Công thức: Mức trích khấu hao TSCĐ = số lượng sản phẩm sản xuất được x mức trích khấu hao bình quân cho 1 sản phẩm.

Doanh nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh, TSCĐ sẽ bị hao mòn và giảm giá trị. Yêu cầu cần được khấu hao và trừ vào chi phí sản xuất, để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao khác nhau sẽ cho hiệu quả riêng, cần cân đối lựa chọn cách tính phù hợp. Phần mềm tại https://sme.misa.vn/64079/phan-mem-ke-toan-misa-dap-ung-yeu-cau-lam-viec-cua-nhieu-cong-ty/ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong khấu hao tài sản cố định hiệu quả.

Doanh nghiệp hoạt động sở hữu tài sản, vốn là nguồn lực để thực hiện kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế. Tài sản doanh nghiệp được chia thành nhiều loại: tài sản ngắn hạn và dài hạn, vô hình và hữu hình, tài sản cố định, các khoản thu tài chính…  Khấu hao…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *